I. MỤC TIÊU CHUNG
Mục tiêu Chương trình hệ Bán Quốc tế (BQT) của Victoria Thăng Long tuân thủ mục tiêu chung của Chương trình GDPT 2018 kết hợp với Chương trình Nhà trường của Victoria Thăng Long nhằm phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
* Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: YÊU NƯỚC – NHÂN ÁI – CHĂM CHỈ – TRUNG THỰC – TRÁCH NHIỆM.
* Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung: TỰ CHỦ & TỰ HỌC – GIAO TIẾP & HỢP TÁC – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ & SÁNG TẠO.
* Hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của các công dân Victoria Thăng Long trên nền tảng các giá trị nhân văn cốt lõi: TRI THỨC – TRÁCH NHIỆM – YÊU THƯƠNG – SÁNG TẠO để mỗi cá nhân có thể phát triển trọn vẹn những năng lực và phẩm chất tốt đẹp trong mối quan hệ với cộng đồng.
* Xây dựng và kiểm soát lộ trình học tập của học sinh gắn với các mục tiêu phát triển con người và định hướng nghề nghiệp để học sinh tự tin bước vào cuộc sống và bước ra thế giới, mở ra cơ hội học tập và phát triển cá nhân tại môi trường quốc tế.
II. MỤC TIÊU CỦA TỪNG CẤP HỌC
1. Tiểu học:
Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
2. Trung học cơ sở:
Giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
3. Trung học phổ thông:
Giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những đổi thay trong bối cảnh toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới.
III. HỆ NĂNG LỰC – PHẨM CHẤT – GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA HỌC SINH VICTORIA THĂNG LONG
Học sinh Victoria Thăng Long sẽ được học tập và rèn luyện trong một môi trường giáo dục hiện đại để đạt tới 10 năng lực, 5 phẩm chất, 4 giá trị cốt lõi theo bảng dưới đây:
IV. CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
Chương trình giáo dục của Hệ thống trường học Victoria Thăng Long là sự kết hợp tổng hoà những điểm mạnh của 2 chương trình giáo dục:
(a) Chương trình giáo dục Quốc gia:
Bám sát định hướng Chương trình quốc gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lựa chọn bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” của NXB làm tài liệu giảng dạy chính thức.
Chương trình cụ thể hoá mục tiêu giáo dục phổ thông, giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
(b) Chương trình Nhà trường:
Chủ động xây dựng tài liệu dạy học đặc thù của nhà trường (hệ thống phân phối chương trình, bài giảng, đề cương dạy học các môn học, bộ công cụ đánh giá chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra của các môn học theo từng giai đoạn) nhằm hiện thực hoá và phát triển những giá trị tích cực của Chương trình Quốc gia đồng thời kiến tạo những điểm nhấn tạo nên ưu thế của Chương trình nhà trường.
Chương trình Nhà trường của Victoria Thăng Long bao gồm:
– Chương trình Tiếng Anh theo chuẩn quốc tế:
Sử dụng Chương trình Tiếng Anh theo chuẩn quốc tế cho toàn bộ các môn học tiếng nước ngoài: Tài liệu học tập, Hệ thống kiểm tra đánh giá, Chuẩn đầu ra.
Triển khai từ lớp 1 đến lớp 9 (theo chuẩn Mỹ).
– Chương trình môn học tăng cường:
Định lượng và định tính các nội dung bổ sung, nâng cao để đảm bảo chất lượng của các môn học tăng cường chính khóa: Toán, Tiếng Việt/ Ngữ văn.
– Chương trình học tập trải nghiệm, sự kiện – KNS và các chủ đề, dự án học tập, tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực:
Các chủ đề, dự án học tập được tập trung ở các môn ESL, Sci, Toán, Tiếng Việt/ Ngữ văn, Mĩ thuật và được triển khai theo lịch năm học.
Phát triển các chủ đề, dự án học tập trải nghiệm, tích hợp liên môn và giáo dục STEM – STEAM (tích hợp giáo dục khoa học – tin học/ công nghệ – nghệ thuật) theo định hướng phát triển năng lực.
Các chủ đề, dự án học tập sẽ được định hướng thiết kế khung chương trình cho toàn bộ hệ thống và có thể biến đổi, nâng cấp, cập nhật theo từng năm học. Mỗi năm thay đổi tối thiểu 25% nội dung hoạt động cụ thể theo từng cấp học, khối lớp.
– Chương trình CLB Giáo dục thể chất – Giáo dục nghệ thuật:
Chú trọng tổ chức giáo dục thể chất và giáo dục nghệ thuật với tất cả học sinh ở mức: học sinh được tham gia và biết chơi, có niềm đam mê ít nhất một môn thể thao (Bơi, Võ thuật, Bóng đá, Bóng rổ, Bóng bàn, Cờ vua); học sinh tham gia xây dựng các chương trình nghệ thuật của trường theo sở thích và biết thưởng thức nghệ thuật đại chúng: sân khấu, điện ảnh, thanh nhạc…
Các hoạt động giáo dục thể chất và nghệ thuật trong nhà trường được tổ chức theo hình thức Câu lạc bộ. Mỗi học sinh trong một năm học bắt buộc phải tham gia ít nhất 04 Câu lạc bộ Thể thao hoặc Nghệ thuật.
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC HỆ BÁN QUỐC TẾ
1. Thời lượng
– Tiểu học:
– THCS:
2. Nội dung
– Chương trình tiếng Anh (có bản mô tả riêng).
– Chương trình môn học tăng cường:
Hệ BQT được đầu tư các nội dung học tăng cường đối với môn Toán và Tiếng Việt/ Ngữ văn trong chương trình chính khóa như sau:
Ngoài ra, căn cứ kết quả khảo sát đầu năm, kiểm tra định kỳ, Nhà trường xây dựng chương trình dạy hỗ trợ/ phụ đạo đối với học sinh chưa đạt theo chuẩn BQT của Victoria Thăng Long, được tổ chức sau giờ học chính khóa. Sự hỗ trợ này đem đến cơ hội tiến bộ, thay đổi cho những học sinh chưa theo kịp và chưa đạt yêu cầu của Victoria Thăng Long.
– Chương trình CLB GD Thể chất – Nghệ thuật:
1. Chương trình này được thực hiện trong và ngoài giờ chính khóa với hình thức chủ yếu là các CLB Thể chất – Nghệ thuật.
2. Trong nội dung chính khóa, học sinh được lựa chọn, đăng ký và tham gia 4 CLB/ năm (bơi, bóng đá, bóng rổ, MT, Dance, cờ vua…).
3. CLB sau giờ được tập trung chủ yếu ở các CLB: Piano, Thanh nhạc, Tạo hình, Bóng đá, Bóng rổ, Cờ vua,…Các CLB này được tổ chức 02 đợt/ năm và HS có thể tham gia 02 CLB sau giờ theo hình thức đăng ký tự nguyện.
– Chương trình học tập trải nghiệm, dự án học tập, tích hợp liên môn,…:
Đây là một chương trình giáo dục rất đa dạng, phong phú với các hoạt động khác nhau, bao gồm hệ thống chuỗi sự kiện trong năm học, các dự án học tập trải nghiệm, dự án môn học, tích hợp liên môn,… nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng, giá trị sống và qua đó giáo dục phẩm chất, năng lực cho học sinh hiệu quả.
Trước hết là việc xây dựng các chủ đề giáo dục hằng tháng. Trên cơ sở đó, Nhà trường triển khai phù hợp các sự kiện, hoạt động giáo dục, dự án học tập,…Victoria Thăng Long có 9 chủ đề giáo dục/ năm học. Các chủ đề giáo dục được xây dựng dựa trên các tiêu chí sau:
+ Mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
+ Hệ giá trị cốt lõi của Victoria Thăng Long.
+ Mục tiêu từng cấp học.
+ Mục tiêu hệ BQT của Victoria Thăng Long.
Các hoạt động giáo dục được triển khai bám sát hệ thống chủ đề trên
Hệ thống sự kiện, dự án học tập được tổ chức trong năm học với các nội dung phong phú, bám sát chủ đề và nội dung các môn học trong chương trình chính khóa.
VI. BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC
1. Bộ máy Nhà trường
2. Đội ngũ giáo viên:
Đội ngũ GV của Victoria Thăng Long gồm có giáo viên Việt Nam và giáo viên nước ngoài được tuyển chọn căn cứ theo năng lực sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy thực tế, năng lực ngoại ngữ và yêu cầu của nhà trường. Các thầy cô được đào tạo bài bản, cập nhật những xu thế giảng dạy mới nhất, phù hợp với yêu cầu nhà trường và nội dung chương trình học, nhằm mang đến những giờ học chất lượng cho học sinh.
Hệ thống chấm điểm và đánh giá được xây dựng chặt chẽ, tuân theo tiêu chuẩn quốc tế của từng môn học để đảm bảo tính khách quan và khẳng định chất lượng chương trình giảng dạy.